Chúng tôi làm gì?

Dịch vụ

Chúng tôi chuyên cung cấp các dịch vụ cho doanh nghiệp của bạn

Hướng Dẫn tra cứu nợ thuế Doanh Nghiệp

27/03/2024

Sau khi hoạt động kinh doanh 1 thời gian, không ít Doanh Nghiệp gặp phải thắc mắc “Nợ thuế doanh nghiệp” là gì, cách tra cứu thế nào và “lỡ” bị mắc phải thì xử lý ra sao?

Kế Toán 3T – Chuyên Gia trong lĩnh vực kế toán thuế cho Doanh Nghiệp – sẽ cùng bạn tìm hiểu và hướng dẫn chi tiết cách tra cứu nợ thuế Doanh Nghiệp và các trường hợp xử lý nhé.

tra cứu nợ thuế doanh nghiệp

Tại sao Doanh Nghiệp bị nợ thuế?

Doanh Nghiệp của bạn đang kinh doanh bình thường nhưng không hẳn lúc nào công việc cũng trôi chảy theo đúng định hướng, có những khoảng thời gian bận rộn, vướng mắc hoặc gặp vấn đề cần giải quyết ưu tiên… dẫn đến việc Doanh Nghiệp bạn chưa kịp nộp các khoản thuế phát sinh trong các tháng trước hoặc quý trước. Hoặc trường hợp bạn chưa xoay kịp vòng tiền để nộp các khoản thuế này. Thì bạn cần tra cứu nợ thuế Doanh Nghiệp, để nắm được Doanh Nghiệp hiện đang nợ thuế bao nhiêu.

Nợ thuế Doanh Nghiệp là gì?

Nợ thuế là tổng số tiền thuế, phí, lệ phí và các khoản thu khác mà doanh nghiệp hoặc cá nhân phải nộp vào ngân sách nhà nước theo quy định, nhưng đã vượt quá thời hạn nộp. Các khoản nợ thuế này được quản lý và thu hồi bởi cơ quan quản lý thuế hoặc cơ quan thuế địa phương trong quốc gia bạn đang kinh doanh.

Tiền nợ thuế có thể bao gồm các loại thuế như thuế thu nhập cá nhân, thuế thu nhập doanh nghiệp, thuế giá trị gia tăng (VAT), thuế tiêu thụ đặc biệt, thuế nhập khẩu, phí bảo vệ môi trường, lệ phí sử dụng đất và các khoản thu khác liên quan đến hoạt động kinh doanh.

Khi một doanh nghiệp không nộp các khoản thuế này đúng hạn, số tiền đó sẽ được coi là tiền nợ thuế. Cơ quan quản lý thuế sẽ thực hiện các biện pháp thu hồi tiền nợ thuế này, bao gồm áp dụng các biện pháp cảnh cáo, phạt tiền, áp đặt lãi suất nợ thuế và thậm chí có thể áp dụng biện pháp buộc thực hiện nghĩa vụ thuế bằng việc tịch thu tài sản hoặc khởi kiện đối tác nợ thuế.

hướng dẫn tra cứu nợ thuế Doanh Nghiệp

Hướng Dẫn tra cứu nợ thuế Doanh Nghiệp

Để biết được Doanh Nghiệp mình có nợ thuế hay không, nợ bao nhiêu, bạn chỉ cần truy cập vào website Thuế điện tử của Tổng cục Thuế – Bộ Tài chính.
Chọn mục Doanh Nghiệp và tiến hành đăng nhập theo thông tin tài khoản Doanh Nghiệp bạn đã đăng ký trước đó.

Hướng dẫn tra cứu nợ thuế qua tài khoản thuế của Doanh Nghiệp

Sau khi đăng nhập tài khoản thuế của Doanh Nghiệp thành công, màn hình sẽ thể hiện thông tin như bên dưới:

Bạn chọn tab tra cứu, sau đó chọn mục “Thông tin nghĩa vụ thuế” và nhập mã số thuế và bấm nút “Truy vấn”. Màn hình sẽ hiển thị thông tin số thuế còn nợ đến thời điểm truy cứu.
Bao gồm 2 phần:

– Phần 1: Các khoản thuế phải nộp, đã nộp, còn phải nộp, nộp thừa, được miễn giảm, được xóa nợ, được hoàn, đã hoàn, còn được hoàn.

– Phần 2: Các khoản thuế còn phải nộp, nộp thừa, còn được hoàn đã được ghi nhận trong hệ thống ứng dụng quản lý thuế.

Phần 2 này sẽ thể hiện chi tiết từng khoản mục nợ thuế của công ty theo từng quý, từng tháng theo số tổng đã thể hiện ở phần 1; số tiền nợ thuế mà doanh nghiệp đã nộp trong kỳ được cơ quan thuế ghi nhận; số tiền thuế nộp thừa của doanh nghiệp (nếu có). Các số liệu này thể hiện rất dễ hiểu, để doanh nghiệp có thể kiểm tra đối chiếu.

Hướng dẫn tra cứu nợ thuế qua thông tin nộp thuế của Doanh Nghiệp

Bằng 1 cách khác, với tính năng nộp thuế theo mã ID của tờ khai, bạn cũng có thể truy cập vào tab “Nộp thuế” trên thanh công cụ của trang web Tổng Cục Thuế, chọn thông tin ngân hàng của doanh nghiệp, chọn loại nghĩa vụ thuế cần tra cứu, như hình bên dưới:

Kết quả hiện ra là các tiểu mục thuế doanh nghiệp cần phải nộp, bạn có thể tiến hành tích chọn khoản mục thuế cần nộp và nộp ngay.

Các lưu ý khi xem tra cứu nợ thuế doanh nghiệp

Nếu bạn đang rơi vào trường hợp nợ thuế hãy kiểm tra kỹ càng các số liệu phát sinh các khoản chậm nộp tính theo ngày 0.03%/ngày và số tiền thuế doanh nghiệp đã nộp trong kỳ chưa được chốt sổ và cấn trừ với số tiền nợ trước đó, dẫn đến số thuế tra cứu trên trang thuế sẽ chưa khớp với hệ thống của cán bộ quản lý nợ thuế 100% được.

Vậy nên các số liệu tiền nợ thuế trên trang Thuế điện tử chỉ mang tính chất tham khảo. Bạn nên liên hệ kế toán phụ trách trực tiếp hoặc gọi điện đối chiếu với cán bộ quản lý nợ thuế của doanh nghiệp để nắm được số tiền nợ thuế phải nộp chính xác nhất.

Các trường hợp doanh nghiệp bị cưỡng chế nợ thuế

Theo quy định tại Khoản 1 Điều 2 Thông tư 215/2013/TT-BTC, các trường hợp doanh nghiệp hoặc người nộp thuế có thể bị cưỡng chế nợ thuế như sau:

  • Doanh Nghiệp nợ tiền thuế, tiền chậm nộp thuế đã quá hạn 90 ngày kể từ ngày hết thời hạn, hạn gia hạn nộp thuế theo quy định của Luật Quản lý thuế và cơ quan nhà nước có thẩm quyền;
  • Doanh Nghiệp còn đang nợ tiền thuế, tiền phạt, tiền nộp chậm mà có hành vi bỏ trốn, tẩu tán tài sản;
  • Doanh Nghiệp không chấp hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính về thuế trong thời hạn 10 ngày kể từ ngày nhận quyết định xử phạt vi phạm hành chính về thuế bị cưỡng chế thi hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính vi phạm về thuế.

Cách xử lý doanh nghiệp bị cưỡng chế nợ thuế

1. Trích tiền từ tài khoản: Cơ quan quản lý thuế có quyền trích tiền từ tài khoản ngân hàng của đối tượng bị cưỡng chế tại Kho bạc Nhà nước. Điều này có thể được thực hiện bằng việc phong tỏa tài khoản, ngăn chặn các giao dịch tài chính hoặc trích trực tiếp số tiền nợ thuế từ tài khoản người nợ thuế.

2. Thông báo hóa đơn không còn giá trị sử dụng: Cơ quan thuế có thể thông báo hóa đơn không còn giá trị sử dụng tới tổ chức, doanh nghiệp bị cưỡng chế. Điều này có nghĩa là các hóa đơn mà tổ chức, doanh nghiệp đó phát hành sẽ không được công nhận và không thể sử dụng để trừ thuế hoặc chứng minh các giao dịch kinh doanh.

3. Cưỡng chế bằng kê biên và bán đấu giá tài sản: Cơ quan thuế có thể áp dụng biện pháp kê biên tài sản của đối tượng nợ thuế. Điều này đòi hỏi việc định giá và đăng ký tài sản của người nợ thuế, sau đó sử dụng tài sản này để thu hồi số tiền nợ thuế và chậm nộp thuế còn nợ. Cơ quan thuế có thể tổ chức bán đấu giá tài sản kê biên theo quy định của pháp luật để thu hồi số tiền nợ thuế.

4. Thu hồi giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh và giấy phép: Trong một số trường hợp nghiêm trọng, cơ quan thuế có thể thực hiện thu hồi giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, giấy phép thành lập và hoạt động, giấy phép hành nghề và các giấy tờ tương tự khác của tổ chức, doanh nghiệp bị cưỡng chế. Điều này có thể làm ngừng hoạt động kinh doanh của tổ chức, doanh nghiệp cho đến khi nợ thuế được thanh toán hoặc giải quyết.

Thường thì cơ quan thuế sẽ gửi thông báo bằng văn bản và email đến doanh nghiệp, ngân hàng để xác minh thông tin và yêu cầu người nợ thuế nộp số tiền còn nợ trước thời gian quy định trên thông báo. Nếu quá ngày nộp thuế quy định, Doanh Nghiệp vẫn chưa tiến hành nộp tiền thuế còn nợ, cơ quan thuế sẽ ra quyết định cưỡng chế theo các cách liệt kê trên, tùy trường hợp.

Tổng kết tra cứu nợ thuế Doanh Nghiệp

Nợ thuế nói chung là điều không mong muốn của các Doanh Nghiệp, hãy cùng Kế Toán 3T quản lý sổ sách Kế Toán và Thuế thật chặt chẽ để tránh các trường hợp nợ thuế như kể trên nhé.

Quý Doanh Nghiệp cố gắng sắp xếp nộp thuế đúng thời gian quy định để tránh ảnh hưởng đến sản xuất kinh doanh.

Chúng tôi luôn ở đây:

Công Ty TNHH Kế Toán 3T Đồng Nai

 Địa chỉ: 139B/2 Nhân Hoà, Tây Hoà 04, H.Trảng Bom, T.Đồng Nai.

 Hotline 1: 0852 800 808

 Hotline 2: 0853 800 808

 Email: cskh@ketoan3t.net

 Website: ketoandongnai.net

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *