Trong những năm gần đây, việc xin giấy phép kinh doanh quán cà phê, hoặc mô hình phục vụ đồ ăn thức uống thường gọi chung chung là FnB (viết tắt của cụm từ Food and Beverage Department ) ngày càng trở nên phổ biến. Tuy nhiên, nhiều người vẫn chưa nắm rõ về các thủ tục, giấy tờ cần thiết để bắt đầu khởi nghiệp trong lĩnh vực này. Có thể tùy theo quy mô lớn nhỏ khác nhau mà bạn cần phải biết những thủ tục nhất định.
Trước tiên, để mở một quán cà phê, bạn cần phải có một địa điểm kinh doanh phù hợp. Địa điểm này cần đảm bảo các yêu cầu về vị trí địa lý, về mặt pháp lý, an ninh, an toàn vệ sinh, và đáp ứng nhu cầu của khách hàng. Tiếp theo, bạn cần hoàn tất các thủ tục đăng ký kinh doanh, như giấy phép kinh doanh quán cà phê, giấy chứng nhận đủ điều kiện an toàn thực phẩm, và các giấy tờ liên quan.
Ngoài ra, bạn cũng cần chuẩn bị vốn để đầu tư cho việc trang trí nội thất, mua sắm các thiết bị cần thiết, và tuyển dụng nhân sự. Quan trọng hơn, bạn phải xây dựng một chiến lược kinh doanh hiệu quả, bao gồm việc lựa chọn sản phẩm, định giá, phương thức tiếp thị và quản lý hoạt động của quán.
Qua bài viết này, Kế Toán 3T chỉ đề cập về mặt thủ tục pháp lý cần lưu ý, để các chủ đầu tư, các bạn khởi nghiệp có thêm thông tin vững vàng trước khi tiến hành mở quán cà phê.
1. Có cần đăng ký giấy phép kinh doanh quán cà phê không?
Kinh doanh quán cà phê nhìn chung cũng là 1 hình thức kinh doanh thương mại dịch vụ. Và các trường hợp kinh doanh cần đăng ký giấy phép hoặc không cần đăng ký theo quy định của nhà nước có quy định. Cùng xem lại Nghị định 01/2021/NĐ-CP, một số trường hợp không phải đăng ký hộ kinh doanh bao gồm:
- Hộ gia đình sản xuất nông, lâm, ngư nghiệp, làm muối.
- Những người bán hàng rong, quà vặt, buôn chuyến, kinh doanh lưu động, kinh doanh thời vụ, làm dịch vụ có thu nhập thấp.
Tuy nhiên, nếu các cá nhân, tổ chức kinh doanh các ngành, nghề có điều kiện, thì vẫn phải đăng ký kinh doanh theo quy định.
Theo Nghị định 39/2007/NĐ-CP, cá nhân hoạt động thương mại không phải đăng ký kinh doanh, không gọi là “thương nhân”, có nghĩa là cá nhân tự mình hàng ngày thực hiện các hoạt động được pháp luật cho phép về mua bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ để sinh lợi, bao gồm:
- Buôn bán rong, buôn bán vặt, bán quà vặt, buôn chuyến.
- Thực hiện các dịch vụ đánh giày, bán vé số, chữa khóa, sửa chữa xe, trông giữ xe, rửa xe, cắt tóc, vẽ tranh, chụp ảnh và các dịch vụ khác có hoặc không có địa điểm cố định.
- Các hoạt động thương mại một cách độc lập, thường xuyên không phải đăng ký kinh doanh khác.
Vì vậy, kinh doanh quán cà phê không thuộc các nhóm trường hợp nêu trên, bạn cần phải đăng ký kinh doanh theo quy định.
2. Kinh doanh quán cà phê thì đăng ký loại hình kinh doanh nào?
Cá nhân, tổ chức kinh doanh quán cà phê có thể đăng ký dưới dạng hộ kinh doanh hoặc công ty. Tuy nhiên mỗi loại hình sẽ có những ưu và nhược điểm khác nhau, mà cá nhân, tổ chức có thể lựa chọn loại hình phù hợp với mình:
CÔNG TY | HỘ KINH DOANH | |
Trách nhiệm pháp lý | Chịu trách nhiệm hữu hạn trong phạm vi vốn điều lệ đã đăng ký (trừ doanh nghiệp tư nhân, thành viên hợp danh của Công ty hợp danh chịu trách nhiệm vô hạn) | Chịu trách nhiệm vô hạn, bằng toàn bộ tài sản của hộ kinh doanh |
Quy mô kinh doanh | – Quy mô kinh doanh lớn, dễ dàng huy động vốn và mở rộng hoạt động kinh doanh; – Được quyền xuất, nhập khẩu. | – Quy mô kinh doanh nhỏ, khó huy động vốn và mở rộng hoạt động kinh doanh; – Không được xuất nhập khẩu. |
Phạm vi hoạt động | – Có thể mở chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh; – Có thể phát triển mở rộng phạm vi hoạt động ra nước ngoài. | – Không được mở chi nhánh, văn phòng đại diện; – Được phép hoạt động tại nhiều địa điểm ngoài trụ sở chính nhưng phải thông báo với cơ quan quản lý thuế, cơ quan quản lý thị trường. Do đó, địa điểm kinh doanh cũng có nhiều hạn chế. |
Ngành nghề kinh doanh | Không giới hạn số lượng ngành, nghề đăng ký kinh doanh | Giới hạn về số lượng ngành, nghề đăng ký kinh doanh |
Địa chỉ đăng ký trụ sở | Một địa chỉ có thể đăng ký làm địa chỉ trụ sở chính cho nhiều công ty, doanh nghiệp | Một địa chỉ chỉ có thể đăng ký làm địa chỉ trụ sở chính cho duy nhất 1 hộ kinh doanh cá thể. |
Nghĩa vụ thuế | – Thuế môn bài – Thuế giá trị gia tăng – Thuế thu nhập cá nhân – Thuế thu nhập doanh nghiệp | – Thuế môn bài – Thuế giá trị gia tăng – Thuế thu nhập cá nhân |
3. Các giấy tờ cần thiết khi đăng ký giấy phép kinh doanh quán cà phê?
Để đăng ký giấy phép kinh doanh quán cà phê, dù bạn đăng ký giấy phép công ty hoặc hộ kinh doanh thì cũng cần chuẩn bị các giấy tờ cơ bản sau:
- Giấy phép đăng ký kinh doanh: Đây là thủ tục cần thiết để được phép hoạt động kinh doanh.
- Xin cấp giấy chứng nhận vệ sinh an toàn thực phẩm (Giấy ATTP): Theo quy định tại Nghị định 15/2018/NĐ-CP, đây là giấy phép bắt buộc đối với các cơ sở kinh doanh thực phẩm, bao gồm cả quán cà phê.
Tùy vào mục đích và kế hoạch kinh doanh ngắn-dài hạn, bạn có thể lựa chọn loại hình đăng ký kinh doanh phù hợp. Tuy nhiên, bất kể lựa chọn loại hình nào, bạn vẫn cần hoàn thành các thủ tục xin cấp các giấy phép nêu trên để được phép hoạt động kinh doanh hợp pháp.
Kế Toán 3T hân hạnh đồng hành cùng bạn trong hành trình khởi nghiệp.
KẾ TOÁN 3T ĐỒNG NAI – Bảo mật * Chính xác * Tiết kiệm
Địa chỉ: 139B/2 Nhân Hoà, Tây Hoà 04, H.Trảng Bom, T.Đồng Nai.
Hotline 1: 0852 800 808
Hotline 2: 0853 800 808
Email: cskh@ketoan3t.net
Website: ketoandongnai.net