Chúng tôi làm gì?

Dịch vụ

Chúng tôi chuyên cung cấp các dịch vụ cho doanh nghiệp của bạn

Thành lập Công Ty để xuất hóa đơn

16/08/2024

Thành lập công ty để xuất hóa đơn là khi bạn thực hiện các giao dịch mua bán hàng hóa hoặc dịch vụ, cần phải lập hóa đơn theo các quy định hiện hành và cung cấp cho khách hàng. Hóa đơn phải được lập ngay tại thời điểm hàng hóa hoặc dịch vụ được cung cấp, và cần phải tuân theo đầy đủ các yêu cầu và thông tin đã được in sẵn trên mẫu hóa đơn. Đối với hóa đơn giá trị gia tăng, doanh nghiệp cũng phải đảm bảo tính hợp lý, chính xác và tuân thủ các quy tắc theo quy định của pháp luật và cơ quan tài chính để hóa đơn đó được cơ quan thuế công nhận. Vậy, việc thành lập công ty để xuất hóa đơn có hợp lý không? Và những điều cần lưu ý là gì?

Thành lập công ty để xuất hóa đơn

Thuế giá trị gia tăng (GTGT)

Thuế giá trị gia tăng (GTGT) hay thường gọi thuế VAT là một loại thuế gián thu, áp dụng cho phần giá trị gia tăng của hàng hóa và dịch vụ trong suốt quá trình từ sản xuất, lưu thông đến tiêu dùng. Khoản thuế này được nộp vào ngân sách Nhà nước dựa trên mức độ tiêu thụ của hàng hóa và dịch vụ.

Nói một cách khác, thuế GTGT không phải do doanh nghiệp trực tiếp chi trả, mà thực chất là thu từ khách hàng và sau đó doanh nghiệp chuyển khoản thuế này cho cơ quan Nhà nước.

Ngoài ra, hóa đơn GTGT còn được sử dụng để làm căn cứ tính chi phí trong việc quyết toán thuế thu nhập doanh nghiệp vào cuối năm.

Những lưu ý khi thành lập Công ty để xuất hóa đơn

Lưu ý việc Thành lập công ty để xuất hóa đơn

Thành lập Công ty để xuất hóa đơn dịch vụ

Việc phát hành hóa đơn trong các ngành thuộc nhóm này có thể gặp khó khăn do tính chất chuyên môn của sản phẩm dịch vụ, đặc biệt đây là những sản phẩm vô hình không thể nhìn thấy hay định giá sẵn, và việc chứng minh chi phí đầu vào thực tế cũng rất phức tạp. Chính vì lý do này, việc xuất hóa đơn trở nên khó khăn hơn.

Do đó, các doanh nghiệp cần cân nhắc cẩn thận trước khi quyết định thành lập công ty chỉ để phát hành hóa đơn cho khách hàng hoặc đối tác trong lĩnh vực dịch vụ. Nếu bạn muốn thành lập công ty để xuất hóa đơn, cần tính toán kỹ lưỡng lợi nhuận sau khi trừ thuế để đưa ra mức báo giá hợp lý cho khách hàng.

Chẳng hạn, nếu doanh nghiệp nhận được 100 triệu đồng từ dịch vụ và thực tế lợi nhuận chỉ là 10 triệu đồng, thì giá dịch vụ báo với khách hàng cần cao hơn số tiền thực nhận. Giá dịch vụ cần bao gồm cả phần nhân công, chi phí thực hiện và thuế để đảm bảo rằng doanh nghiệp vẫn đạt được lợi nhuận dự kiến.

Thành lập Công ty để xuất hóa đơn ngành sản xuất hoặc thương mại

Việc xuất hóa đơn đối với những ngành này khá dễ hơn vì các sản phẩm ở đây là những sản phẩm hữu hình, có thể nhìn thấy được hoặc có mặt trên thị trường định giá chung, nên dễ dàng trong việc xuất hóa đơn khi phát sinh việc trao đổi mua bán.

Chẳng hạn Công ty bạn sản xuất bàn ghế thì cần mua thêm gỗ làm khung, nệm, sơn…để có thể tiến hành sản xuất thành phẩm và bên cung cấp nguyên liệu này sẽ xuất hóa đơn mua cho bạn.

Xuất hóa đơn bán hàng

Khi công ty sản xuất được một bộ bàn ghế và bán cho cửa hàng, công ty khác, công ty bạn cũng sẽ xuất hóa đơn GTGT bán cho khách hàng (cửa hàng/công ty khác). Lúc này doanh nghiệp bạn dễ dàng tính được chi phí, doanh thu và tiền thuế cần nộp theo công thức: Doanh thu – Chi phí = Lợi nhuận

Nếu chi phí bằng 0 tức là bạn không chứng minh được, không có hóa đơn mua, thì đồng nghĩa với việc lợi nhuận bằng doanh thu, công ty bạn phải nộp thuế theo đúng doanh thu mà đã kiếm được.

Ví dụ về xuất hóa đơn ngành sản xuất thương mại

Cụ thể ví dụ: Công ty bạn bán cho cửa hàng/công ty khác với doanh thu là 1 tỷ đồng, nhưng công ty bạn lại không có hóa đơn mua, không chứng minh được chi phí, thì số tiền thuế thu nhập doanh nghiệp bạn phải đóng là 20% của 1 tỷ đồng (200 triệu đồng).

Vì vậy, thông qua ví dụ trên có thể thấy doanh nghiệp cần xác định rõ chuẩn đầu vào, chọn nơi uy tín, đủ giấy tờ để kết hợp kinh doanh. Còn nếu chưa làm chuẩn được đầu vào thì không nên thành lập công ty để xuất hóa đơn.

Thành lập công ty chỉ để xuất hóa đơn

Trước đây, có rất nhiều công ty thành lập chỉ để bán hóa đơn và họ thường thu 10% thuế của khách hàng. Hành vi này được coi là đã vi phạm quy định của pháp luật, là hành vi mua bán hóa đơn trái phép, trốn thuế và gây ảnh hưởng đến ngân sách nhà nước khi công ty thực chất không mua hàng, bán hàng mà lại xuất hóa đơn GTGT.

Thông thường hành vi này sẽ bị xử phạt theo quy định, nhẹ nhất là phạt hành chính còn nặng thì sẽ cấu thành về tội hình sự (trên 100 triệu là đủ cấu thành tội trốn thuế) nên doanh nghiệp cần cân nhắc không nên xuất hóa đơn khi hai bên không phát sinh hoạt động mua bán, dịch vụ trên thực tế để tránh những rủi ro đáng tiếc có thể xảy ra.

Khi thành lập công ty để xuất hóa đơn doanh nghiệp cần lưu ý

– Không nên xuất hóa đơn GTGT khi hai bên không phát sinh hoạt động mua bán trên thực tế.

– Doanh nghiệp nên thành lập công ty để xuất hóa đơn khi doanh nghiệp có hoạt động kinh doanh và đã chuẩn được nguồn hàng hóa đầu vào. Còn nếu chưa chuẩn được đầu vào (có hóa đơn rõ ràng) nguồn hàng hóa thì không nên mở công ty.

Ngoài ra Khi thành lập công ty để xuất hóa đơn, có một số yếu tố quan trọng mà bạn cần tham khảo:

1. Loại hình công ty

Công ty TNHH (Trách nhiệm hữu hạn): Có thể là một thành viên hoặc hai thành viên trở lên. Loại hình này phù hợp cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ.

Công ty Cổ phần: Thích hợp cho các doanh nghiệp lớn, có nhiều nhà đầu tư. Đặc điểm nổi bật là vốn điều lệ được chia thành cổ phần.
Doanh nghiệp tư nhân: Một cá nhân làm chủ, có trách nhiệm vô hạn với các khoản nợ. Phù hợp cho doanh nghiệp nhỏ.

2.Thực hiện các bước pháp lý

Đăng ký kinh doanh: Cần nộp hồ sơ tại Sở Kế hoạch và Đầu tư để được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp.\

Mở tài khoản ngân hàng: Tài khoản này thường được dùng để giao dịch và nhận thanh toán.

Đăng ký thuế: Đăng ký mã số thuế với cơ quan thuế để nhận số thuế và đăng ký các nghĩa vụ thuế.

Khắc dấu và đăng ký mẫu dấu: Khắc con dấu và đăng ký mẫu dấu tại cơ quan nhà nước.

3. Đăng ký sử dụng hóa đơn

Đăng ký phát hành hóa đơn: Bạn cần đăng ký với cơ quan thuế để được cấp hóa đơn. Có thể sử dụng hóa đơn giấy hoặc hóa đơn điện tử tùy theo yêu cầu và quy định.

Lựa chọn loại hóa đơn: Hóa đơn giá trị gia tăng (GTGT) hoặc hóa đơn bán hàng, tùy thuộc vào loại hình hoạt động của công ty.

4. Hệ thống kế toán và phần mềm hóa đơn

Phần mềm kế toán: Chọn phần mềm kế toán phù hợp để quản lý và lưu trữ dữ liệu tài chính.

Phần mềm hóa đơn: Nếu sử dụng hóa đơn điện tử, cần cài đặt và làm quen với phần mềm phát hành hóa đơn điện tử.

5. Kiểm tra các quy định về thuế

Nghĩa vụ thuế: Đảm bảo bạn nắm rõ các nghĩa vụ thuế của doanh nghiệp, bao gồm thuế giá trị gia tăng, thuế thu nhập doanh nghiệp, và các loại thuế khác (nếu có).

6. Bảo quản và lưu trữ hóa đơn

Lưu trữ hóa đơn: Cần lưu trữ hóa đơn theo quy định pháp luật để phục vụ kiểm tra và quyết toán thuế. Thời gian lưu trữ hóa đơn thường là 10 năm.

7. Tuân thủ quy định về kế toán và báo cáo tài chính

Báo cáo tài chính: Đảm bảo thực hiện báo cáo tài chính định kỳ theo yêu cầu của cơ quan thuế và các cơ quan chức năng.

8. Đào tạo và cập nhật thông tin

Đào tạo nhân viên: Đảm bảo nhân viên phụ trách kế toán và xuất hóa đơn được đào tạo đầy đủ về quy trình và quy định.

9. Tư vấn pháp lý và kế toán

Tư vấn chuyên môn: Có thể tham khảo ý kiến của chuyên gia pháp lý và kế toán để đảm bảo mọi hoạt động của công ty tuân thủ quy định pháp luật.

Công Ty TNHH Kế Toán 3T Đồng Nai – Chuyên dịch vụ thành lập công ty

 Địa chỉ: 139B/2 Nhân Hoà, Tây Hoà 04, H.Trảng Bom, T.Đồng Nai.

 Hotline 1: 0852 800 808

 Hotline 2: 0853 800 808

 Email: cskh@ketoan3t.net

 Website: ketoandongnai.net

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *