Gần đây có rất nhiều thông tin đa chiều cũng như những quy định mới về thuế đối với giáo viên dạy thêm, cũng như những thắc mắc về việc dạy ngoài giờ của các giáo viên. Vậy những thông tin cần nắm rõ là gì? nếu bạn đang là giáo viên, bạn cần tuân thủ các quy định như thế nào?
Tổng quan về nghĩa vụ Thuế đối với Giáo Viên dạy thêm
Giáo viên tham gia hoạt động dạy thêm cần tuân thủ quy định pháp luật về thuế. Do đó có 1 số phương án hợp lệ mà giáo viên có thể lựa chọn như:
- Thành lập doanh nghiệp để kinh doanh.
- Thành lập hộ kinh doanh cá thể.
- Ký hợp đồng lao động với doanh nghiệp hoặc hộ kinh doanh.
Tuy nhiên, theo Thông tư 29/2024/TT-BGDĐT, một số trường hợp giáo viên không được dạy thêm hoặc tổ chức dạy thêm:
- Giáo viên đang giảng dạy tại các trường học không được dạy thêm ngoài nhà trường, nếu thu tiền từ học sinh mà mình đang giảng dạy.
- Giáo viên thuộc các trường công lập không được tham gia quản lý, điều hành hoạt động dạy thêm, nhưng có thể tham gia giảng dạy ngoài nhà trường.
Nghĩa vụ thuế đối với giáo viên dạy thêm trong từng trường hợp
Ký Hợp Đồng Lao Động Với Doanh Nghiệp/Hộ Kinh Doanh
Nếu giáo viên ký hợp đồng lao động với doanh nghiệp hoặc hộ kinh doanh để dạy thêm, cần lưu ý:
– Chỉ được giảng dạy ngoài thời gian làm việc tại trường.
– Phải hoàn thành nhiệm vụ chính tại trường học.
– Cần có sự đồng ý của lãnh đạo đơn vị đang công tác.
– Không được vi phạm quy định của **Luật Viên chức năm 2010**.
Nghĩa vụ thuế khi nhận thu nhập từ việc dạy thêm
– Nếu ký hợp đồng lao động từ 3 tháng trở lên, thuế thu nhập cá nhân (TNCN) được tính theo biểu thuế lũy tiến từng phần (5% -> 35%).
– Nếu ký hợp đồng dưới 3 tháng hoặc không có hợp đồng, bị khấu trừ 10% tổng thu nhập.
– Cá nhân phải quyết toán thuế TNCN nếu số thuế phải nộp lớn hơn 50.000 VNĐ hoặc thuộc diện hoàn thuế.
Thành Lập Doanh Nghiệp
Lưu ý: Giáo viên thuộc trường công lập không được quản lý, điều hành doanh nghiệp mà chỉ có thể tham gia giảng dạy.
Loại hình doanh nghiệp Giáo viên tổ chức dạy thêm có thể tham khảo lựa chọn:
– Công ty TNHH một thành viên.
– Công ty TNHH hai thành viên trở lên.
– Công ty cổ phần.
– Công ty hợp danh.
– Doanh nghiệp tư nhân.
Nghĩa vụ thuế đối với giáo viên dạy thêm thành lập doanh nghiệp
– Thuế GTGT: Áp dụng theo Khoản 13, Điều 4, Thông tư 219/2013/TT-BTC.
– Thuế TNDN: Áp dụng theo Điều 11, 19 của Thông tư 78/2014/TT-BTC.
– Báo cáo thuế định kỳ: Bao gồm tờ khai thuế GTGT, TNCN, báo cáo tài chính.
– Xuất hóa đơn: Thực hiện theo Nghị định 123/2020/NĐ-CP và Thông tư 78/2021/TT-BTC.
Thành Lập Hộ Kinh Doanh
Lưu ý: Giáo viên thuộc trường công lập không được tham gia quản lý, điều hành hộ kinh doanh.
Nghĩa vụ thuế đối với giáo viên dạy thêm thành lập hộ kinh doanh
– Nếu doanh thu dưới 100 triệu đồng/năm, không phải nộp thuế GTGT và thuế TNCN.
– Có hai phương pháp tính thuế:
- Kê khai: Nộp thuế theo từng lần phát sinh.
- Khoán: Nộp thuế cố định hàng tháng/quý.
Công thức tính thuế đối với giáo viên tổ chức dạy thêm
– Thuế GTGT phải nộp = Doanh thu tính thuế GTGT × Tỷ lệ thuế GTGT.
– Thuế TNCN phải nộp = Doanh thu tính thuế TNCN × Tỷ lệ thuế TNCN.
Thuế suất áp dụng theo Phụ lục I, Thông tư 40/2021/TT-BTC.
Kết luận chung về việc thuế đối với giáo viên dạy thêm.
Việc tham gia hoạt động dạy thêm phải tuân thủ các quy định về thuế. Giáo viên nên cân nhắc lựa chọn hình thức phù hợp để đảm bảo quyền lợi và tránh vi phạm pháp luật.
📌 Lưu ý: Để biết thêm chi tiết về hồ sơ, thời hạn nộp thuế, vui lòng tham khảo Thông tư 40/2021/TT-BTC.
KẾ TOÁN 3T ĐỒNG NAI – Bảo mật * Chính xác * Tiết kiệm
Địa chỉ: 139B/2 Nhân Hoà, Tây Hoà 04, H.Trảng Bom, T.Đồng Nai.
Hotline 1: 0852 800 808
Hotline 2: 0853 800 808
Email: cskh@ketoan3t.net
Website: ketoandongnai.net