Nghiệp vụ kế toán là nghiệp vụ cơ bản mà bất cứ người làm kế toán nào cũng phải nắm vững để giải quyết công việc hiệu quả. Vậy nghiệp vụ kế toán bao gồm những gì? Trong bài viết này, Nguyên Anh sẽ chia sẻ chi tiết về các nghiệp vụ kế toán mà kế toán viên cần phải nắm rõ.
Mục lục
Nghiệp vụ kế toán là gì?
Các nghiệp vụ kế toán cơ bản mà kế toán viên cần nắm
Nghiệp vụ mua hàng
Nghiệp vụ bán hàng
Nghiệp vụ CCDC (Công cụ – dụng cụ)
Nghiệp vụ tài sản cố định (TSCĐ)
Nghiệp vụ lương và các khoản trích theo lương
Nghiệp vụ chiết khấu thanh toán
Chiết khấu thương mại, giảm giá hàng bán
Hàng bán bị trả lại
Hoa hồng đại lý
Các bút toán cuối kỳ
Nghiệp vụ kế toán là gì?
Nghiệp vụ kế toán là những công việc mà nhân viên kế toán thực hiện hằng ngày, gồm các hoạt động như: thu/chi tiền bán hàng, xuất/nhập quỹ tiền mặt, bút toán báo cáo tài chính, kê khai thuế,… Nghiệp vụ kế toán rất cần thiết và vô cùng quan trọng nên bất cứ kế toán viên nào cũng phải nắm vững.Xem thêm: Các loại chi phí trong bộ phận kế toán thuế
Các nghiệp vụ kế toán cơ bản mà kế toán viên cần nắm
Dưới đây là một số nghiệp vụ kế toán cơ bản mà kế toán viên cần phải nắm vững khi thực hiện công việc.
Nghiệp vụ mua hàng
Khi mua hàng hóa, nguyên vật liệu cho hoạt động kinh doanh thương mại, dịch vụ thì hạch toán như sau:
Nợ TK 152, 153, 155, 156, 211, 641, 642: Giá mua chưa bao gồm thuế GTGT.
Nợ TK 1331: Thuế GTGT mua vào.
Có TK 111, 112, 331: Tổng giá trị thanh toán theo hóa đơn.
Khi mua hàng vào sử dụng ngay mà không cần nhập kho thì hạch toán như sau:
Nợ TK 621, 623, 641, 642: Giá mua chưa gồm thuế giá trị gia tăng (GTGT).
Nợ TK 1331: Thuế GTGT được khấu trừ.
Có TK 111, 112, 331: Tổng giá trị thanh toán theo hóa đơn.
Khi thanh toán công nợ cho nhà cung cấp:
Nợ TK 331: Số tiền trả trước cho nhà cung cấp.
Có TK 111, 112.
Nghiệp vụ bán hàng
Khi bán hàng:
Giá vốn hàng bán:
Nợ TK 632: Giá vốn hàng bán.
Có TK 156.
Doanh thu bán hàng:
Nợ TK 111, 112, 131: Tổng giá trị thanh toán theo hóa đơn.
Có TK 511: Doanh thu chưa gồm thuế GTGT.
Có TK 3331: Thuế GTGT bán ra.
Khi thu công nợ kỳ trước của khách hàng hoặc khách hàng trả trước tiền hàng:
Nợ TK 111, 112: Số tiền khách hàng trả trước.
Có TK 131.
Nghiệp vụ CCDC (Công cụ – dụng cụ)
Khi mua nhập kho CCDC:
Nợ TK 153.
Nợ TK 1331.
Có TK 111, 112, 331.
Khi xuất dùng CCDC:
Trường hợp 1: Phân bổ một lần toàn bộ giá trị CCDC:
Nợ TK 154: Dùng cho bộ phận sản xuất.
Nợ TK 641: Dùng cho bộ phận bán hàng.
Nợ TK 642: Dùng cho bộ phận quản lý doanh nghiệp.
Có TK 153: Giá trị công cụ dụng cụ phân bổ.
Trường hợp 2: Phân bổ nhiều lần toàn bộ giá trị CCDC:
Khi xuất:
Nợ TK 242.
Có TK 153.
Khi phân bổ từ 2 lần trở lên:
Nợ TK 154: Dùng cho bộ phận sản xuất.
Nợ TK 641: Dùng cho bộ phận bán hàng.
Nợ TK 642: Dùng cho bộ phận quản lý doanh nghiệp.
Có TK 242.
Nghiệp vụ tài sản cố định (TSCĐ)
Khi mua TSCĐ:
Nợ TK 211.
Nợ TK 133.
Có TK 111, 112, 331.
Định kỳ tính khấu hao:
Nợ TK 154, 641, 642.
Có TK 214.
Thanh lý, nhượng bán:
Xóa sổ:
Nợ TK 214: Tổng giá trị khấu hao tính đến thời điểm thanh lý, nhượng bán.
Nợ TK 811: Giá trị còn lại.
Có TK 211: Nguyên giá tài sản.
Doanh thu bán:
Nợ TK 111, 112, 131.
Có TK 711: Giá bán.
Có TK 3331: Thuế GTGT bán ra của tài sản.
Trường hợp có tân trang, sửa chữa trước khi thanh lý:
Nợ TK 811: Chi phí thanh lý.
Nợ TK 1331: Thuế GTGT.
Có TK 111, 112, 331.
Nghiệp vụ lương và các khoản trích theo lương
Hạch toán chi phí lương:
Nợ TK 154, 641, 642.
Có TK 334.
Chi phí bảo hiểm do doanh nghiệp chịu:
Nợ TK 154, 641, 642.
Có TK 3383.
Có TK 3384.
Có TK 3386.
Có TK 3382.
Trích các loại bảo hiểm, thuế thu nhập cá nhân trừ vào lương của người lao động:
Nợ TK 334.
Có TK 3383.
Có TK 3384.
Có TK 3386.
Thanh toán lương cho CNV (Công nhân viên):
Nợ TK 334: Lương thực lĩnh = Tổng lương (Tổng bên Có TK 334) – Các khoản giảm trừ vào lương (Tổng bên Nợ TK 334).
Có TK 111, 112.
Nộp các khoản bảo hiểm:
Nợ TK 3383.
Nợ TK 3384.
Nợ TK 3386.
Có TK 111, 112.
Nghiệp vụ chiết khấu thanh toán
Bên mua:
Khi mua:
Nợ TK 152, 153, 156.
Nợ TK 133.
Có TK 111, 112, 331.
Chiết khấu được hưởng:
Nợ TK 111, 112, 331, 1388.
Có TK 711, 515.
Bên bán:
Giá vốn hàng bán:
Nợ TK 632.
Có TK 152, 153, 154, 155, 156.
Doanh thu:
Nợ TK 111, 112, 131.
Có TK 511.
Có TK 3331.
Phần chiết khấu cho khách hàng hưởng:
Nợ TK 635.
Có TK 111, 112, 131, 3388.
Chiết khấu thương mại, giảm giá hàng bán
Bên mua:
Khi mua:
Nợ TK 152, 153, 156.
Nợ TK 133.
Có TK 111, 112, 331.
Chiết khấu được hưởng:
Nợ TK 111, 112, 331, 1388.
Có TK 152, 153, 156.
Có TK 133.
Bên bán:
Giá vốn hàng bán:
Nợ TK 632.
Có TK 152, 153, 154, 155, 156.
Doanh thu:
Nợ TK 111, 112, 131.
Có TK 511.
Có TK 3331.
Chiết khấu cho khách hàng hưởng:
Nợ TK 5211, 5213.
Nợ TK 3331.
Có TK 111, 112, 131, 3388.
Hàng bán bị trả lại
Bên mua
Khi mua:
Nợ TK 152, 153, 156.
Nợ TK 133.
Có TK 111, 112, 331.
Trả lại hàng:
Nợ TK 111, 112, 331, 1388.
Có TK 152, 153, 156.
Có TK 1331.
Bên bán:
Giá vốn hàng bán:
Nợ TK 632.
Có TK 152, 153, 154, 155, 156.
Doanh thu:
Nợ TK 111, 112, 131.
Có TK 511.
Có TK 3331.
Hàng bị trả lại:
Nợ TK 5212.
Nợ TK 3331.
Có TK 111, 112, 131, 3388.
Nhập lại kho số hàng bị trả lại:
Nợ TK 156.
Có TK 632.
Hoa hồng đại lý
Xuất kho hàng gửi đại lý:
Nợ TK 157.
Có TK 155, 156.
Giá vốn của hàng gửi bán:
Nợ TK 632.
Có TK 157.
Doanh thu:
Nợ TK 111, 112, 131.
Có TK 511.
Có TK 3331.
Hoa hồng cho đại lý:
Nợ TK 641.
Có TK 111, 112, 131, 3388.
Các bút toán cuối kỳ
Khấu trừ thuế GTGT:
Để xác định số tiền thuế GTGT, kế toán viên cần thực hiện theo 3 bước sau:Bước 1: Tính tổng số tiền thuế GTGT đầu vào được khấu trừ (1331).Bước 2: Tính tổng số tiền thuế GTGT phải nộp (3331).Bước 3: Xác định tiền thuế GTGT được khấu trừ kỳ trước chuyển sang kỳ này (nếu có) (dư TK 133 của tháng trước).=> Sau đó, lấy dư đầu kỳ của TK 133 + Phát sinh của TK 133 so sánh với TK 3331, số nào nhỏ hơn thì lấy.Bút toán khấu trừ thuế GTGT được hạch toán như sau:
Nợ TK 3331.
Có TK 1331.
Ghi nhận giá vốn hàng bán:
Nợ TK 632.
Có TK 154.
Các khoản giảm trừ doanh thu:
Nợ TK 511.
Có TK 521, 531, 532.
Những bút toán kết chuyển:
Doanh thu thuần từ hoạt động SXKD (sản xuất kinh doanh):
Nợ TK 511.
Có TK 911.
Doanh thu thuần từ hoạt động đầu tư tài chính:
Nợ TK 515.
Có TK 911.
Doanh thu thuần từ hoạt động khác:
Nợ TK 711.
Có TK 911.
Giá vốn hàng bán:
Nợ TK 911.
Có TK 632.
Chi phí bán hàng:
Nợ TK 911.
Có TK 641.
Chi phí quản lý doanh nghiệp:
Nợ TK 911.
Có TK 642.
Chi phí khác:
Nợ TK 911.
Có TK 811.
Tính thuế thu nhập doanh nghiệp tạm tính quý nếu doanh nghiệp có lãi:
Nợ TK 821.
Có TK 3334.
Chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp:
Nợ TK 911.
Có TK 821.
Xác định lợi nhuận sau thuế:
Nếu doanh nghiệp lãi:
Nợ TK 911.
Có TK 421.
Nếu doanh nghiệp lỗ:
Nợ TK 421.
Có TK 911.
Quy trình tính lợi nhuận:
Tập hợp chi phí:
Nợ TK 154.
Có TK 621, 622, 627 và 155.
Xác định giá vốn hàng bán:
Nợ TK 632, 635, 641, 642.
Có TK 911.
Trên đây là các nghiệp vụ kế toán cơ bản mà KẾ TOÁN 3T ĐỒNG NAI vừa cung cấp. Nếu nắm vững những nghiệp vụ kế toán trên, chắc chắn công việc kế toán sẽ không gặp nhiều khó khăn. Nếu có nhu cầu tìm dịch vụ kế toán trọn gói thì hãy đến với KẾ TOÁN 3T ĐỒNG NAI. Đội ngũ nhân viên chuyên nghiệp, giàu kinh nghiệm sẽ hỗ trợ quý khách.